Với tỷ trọng lên tới con số 56% trong toàn ngành nông nghiệp. Nuôi trồng thủy hải sản đã và đang đem đến 1 nguồn kinh tế vô cùng lớn. Bởi thế nên việc áp dụng công nghệ cao và các mô hình nuôi trồng thủy sản tiên tiến hiện nay đang ngày càng được chú ý, coi trọng. Các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến nhất hiện nay thì nó bao gồm những hình thức nào? Để đón đọc thông tin này thì mời bạn cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây bạn nhé!
Mục Lục
Nuôi trồng thủy sản trong ao
Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá; sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi; và người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh.
Nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờ
Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt và lợ, mặn); hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông; hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ nơi có độ sâu từ 3 m trở lên. Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Người dân tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản; và mang lại hiệu quả rất tốt. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Các loại lồng bè truyền thống
Lồng bè truyền thống được các ngư dân; và các chủ dự án áp dụng từ rất lâu. Với các nguyên liệu chính như gỗ, tre, phao nhựa nâng lồng, sắt. Cũng theo đó, lồng thủy hải sản truyền thống gồm có khung lồng bằng tre, khung lồng bằng sắt; khung lồng bằng gỗ hay lồng lưới. Cho đến nay, các loại lồng này vẫn đang được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. Tuy chưa phải phương án tối ưu; nhưng lồng cá truyền thống vẫn mang lại tính hiệu quả. Và cho năng suất nuôi trồng cao.
Lồng bè cao cấp từ ống nhựa HDPE
Tuy chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng lồng bè cao cấp HDPE đã và đang được các chủ dự án quy mô vừa và lớn đặc biệt quan tâm. Đây là loại lồng cá được sử dụng các mô hình nuôi trồng thủy hải sản hiện đại từ các nước châu Âu như Na Uy, Thụy Điển, yêu cầu các chủ dự án cần có sự đầu tư tìm hiểu áp dụng và đầu tư tài chính.
Nuôi chắn sáo, đăng quầng
Là hình thức nuôi có giới hạn bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ 4 – 6 m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4 – 6 m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2 -3 m.
Nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao
Đây là hình thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh (BTC) hay quảng canh cải tiến (QCCT), người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển. Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến.