Chăn nuôi lợn nái luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm và chú ý. Sự thành công của chăn nuôi lợn nái quyết định rất lớn đến năng suất và lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi và nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ giống, kỹ thuật, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của người chăn nuôi. Đi đến phòng và quản lý mầm bệnh… Một trong những căn bệnh phổ biến ở lợn nái là bệnh viêm tử cung.
Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh sản của heo nái sau khi sinh, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, gây mất sữa, heo con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không đậu thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.
Mục Lục
Bệnh viêm tử cung ở heo nái là gì?
Bệnh viêm tử cung ở heo nái trong thực thế đa số do con người can thiệp vào trong giai đoạn đẻ (dùng tay hoặc dụng cụ móc); cũng có thể do thai ngang (ít gặp hơn), hay thời gian đẻ quá kéo dài:
- Thời tiết mát mẻ, thời gian đẻ trung bình khoảng 3 giờ
- Thời tiết nóng, thời gian đẻ trung bình khoảng 4 giờ.
Trong khi ta không tiêm phòng viêm cho heo nái kịp thời. Thực tế, ta có thể dùng kháng sinh Amoxicylin để tiêm phòng bệnh viêm tử cung ở heo nái. Do kháng sinh Amoxicylin khá lành cho heo nái nên có thể tiêm trước hoặc trong lúc đẻ mà không ảnh hưởng đến heo nái. Tiêm thêm kháng sinh phòng lúc này giúp cho heo nái phòng một số vi khuẩn cơ hội gây viêm.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung
Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung; tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục của heo cái hoặc do heo đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp cũng sẽ truyền bệnh sang heo cái. Bệnh cũng có thể do can thiệp khi heo đẻ khó và nhiễm trùng từ chuồng trại kém vệ sinh.
>>> Xem thêm chuyên mục phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
Triệu chứng bệnh
Thể cấp tính:
- Heo sốt 41- 42oC trong vài ngày đầu, âm hộ sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhày trắng đục đôi khi có máu. Heo đứng nằm, bứt rứt không yên, biếng ăn.
Thể mạn tính:
- Heo không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy; trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai heo.
Chẩn đoán
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường 3-4 ngày sau khi đẻ. Nếu sau khi đẻ, kiểm tra âm đạo sẽ thấy nhưng miếng nhau thai sót hay thai chết lưu ở tử cung sẽ có mùi hôi thối đặc biệt.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận, chuẩn bị chuồng đẻ chu đáo trước khi đưa nái lên đẻ: quét dọn, phun thuốc sát trùng HanIodine 10% hoặc Hankon..
- Tiêm kháng sinh Hanoxylin LA hoặc Hamolin LA cho nái trước khi sinh 1-2 ngày liều 1ml/10kgTT.
- Tiêm HanProst liều 0,7 – 1ml/con trước khi sinh 1-2 ngày hoặc tiêm Oxytocin khi lợn bắt đầu đẻ.
Phương pháp điều trị
- Khi nái bị viêm trong giai đoạn lên giống cũng như sau khi sinh; cần sử dụng HanProst hoặc Oxytocin tiêm ngay nhằm đẩy hết dịch viêm ra ngoài, làm sạch đường sinh dục.
- Có thể thụt rửa bằng các dung dịch HanIodine10%, Rivanol 0,2% hoặc Thuốc tím 4%o , sau đó đặt viên thuốc Hanvet VTC
Tiêm một trong các loại kháng sinh sau:
Hanmolin LA: 1ml/10 kgTT, 2 ngày tiêm 1 mũi.
Hanoxylin LA: 1ml/10 kgTT, 2-3 ngày 1 mũi.
Hanceft: 1ml/ 15 kgTT , ngày tiêm 1 mũi.
Hanclamox: 1ml/20 kgTT, ngày tiêm 1 mũi.
Liệu trình 5-7 ngày
Bổ sung một số vitamin: B-Complex, Multivit-Forte, Vit ADE, Hantophan…