Như mọi người cũng đã biết, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Cùng với đó là gánh nặng của chi phí do tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19. Khiến cho giá lợn hơi trong nước từ đó cũng sụt giảm đến mức kỷ lục. Khiến cho tất cả các hộ chăn nuôi cảm thấy điêu đứng vì sự biến động mạnh như thế. Khi ngành chăn nuôi càng thua lỗ nặng thì nền kinh tế cũng kiệt quệ. Vậy ngay tại bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ chi tiết về giá thịt lợn hơi nhé.
Mục Lục
Thống kê mức giá lợn hơi có chiều hướng giảm sâu
Theo ghi nhận mới đây, tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng 64.000-69.000 đồng/kg. Ở TP Hà Nội, giá lợn hơi giảm xuống mức 67.000 đồng/kg. Hiện tại, miền Bắc là khu vực có giá lợn hơi thấp nhất cả nước Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, mức giá lợn hơi khoảng 67.000 – 75.000 đồng/kg. Còn tại khu vực miền Nam, giá thịt lợn từ 67.000 đến 71.000 đồng/kg. So với thời điểm này năm ngoái, giá lợn hơi trên cả nước giảm 23.000 – 26.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, “thủ phủ” chăn nuôi lợn của cả nước, giá lợn hơi của Cty Cổ phần chăn nuôi C.P tiếp tục giảm thêm 1.500 đồng, xuống còn 71.500 đồng/kg.

Giá thịt lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua, khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng. Nguyễn Văn Hùng (Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, gia đình anh có khoảng 200 con lợn thịt và nái. Từ đầu năm 2021, anh phải bán non bớt lợn bởi không gánh nổi chi phí. Riêng tiền thức ăn chăn nuôi, so với năm ngoái, mỗi tháng anh phải chi thêm 40 triệu đồng. “Nếu mức giá bình quân hiện nay khoảng 70.000 đồng/kg lợn hơi, chúng tôi nuôi khéo lắm cũng chỉ lãi được 600 – 1.000.000 đồng/con. Nếu giá thức ăn tiếp tục tăng cao, càng nuôi chúng tôi càng lỗ”, anh Hùng nói.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, nguyên nhân giá thịt lợn giảm là nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, trong khi việc tái đàn ở trong nước vẫn đạt hơn 70%. Trong quý 1/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 169.300 tấn thịt và sản phẩm từ thịt; tăng 0,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thịt lợn nhập khẩu là 34.650 tấn; tăng hơn 101% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp việc vận chuyển, tiêu thụ trở nên khó khăn, nhiều nông dân lo ngại lúc đấy sẽ không bán được nên với mức giá nào họ cũng cho xuất chuồng. Đặc biệt, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong nhiều tháng qua. Khiến người dân không chịu nổi đành bán tống, bán tháo.
Trong khi giá thịt lợn giảm, giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp tăng mạnh. Hàng loạt DN thức ăn chăn nuôi vừa tiếp tục thông báo tăng giá. Cty Vina Miền Bắc tăng 300 – 3.000 đồng/kg giá đối với tất cả các sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ ngày 10/5.
Công ty TNHH Guyomarc’h-VCN cho biết, cũng buộc phải tăng giá bán sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm. Do nguyên liệu ngày càng tăng cao. Các loại thức ăn hỗn hợp cho lợn con tăng 400 đồng/kg; cho lợn nái và lợn thịt tăng 350 đồng/kg. Cty Cổ phần ABC Việt Nam, Cty TNHH Cargill Việt Nam, Cty C.P Việt Nam cũng điều chỉnh giá bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi 330 – 4.000 đồng/kg từ đầu tháng 5/2021.

Giải pháp kinh tế và lưu thông sản phẩm
Treo chuồng, ngưng chăn nuôi và thậm chí là bán cả trại heo… Đang là những giải pháp tình thế được người chăn nuôi lựa chọn. Để đối phó với tình hình giá tuột dốc “không phanh” này. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi tỉnh khuyến cáo, chủ trại không nên ngưng chăn nuôi. Mà thay vào đó nên sử dụng một số biện pháp cần thiết để duy trì đàn. Ngoài việc sử dụng thức ăn tự trộn, xuất bán heo vào thời điểm heo chưa vượt quá 85 kg/con… Để giảm giá thành, thì việc giảm số lượng nái theo hướng tập trung vào chất lượng đàn, là một giải pháp phù hợp lúc này.
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục triển khai tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Và thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030. Với tầm nhìn 2045 phù hợp với bối cảnh mới. Và tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Qua đó, chỉ đạo các địa phương rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất (giống, thức ăn, máy móc thiết bị, vật tư…). Để xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất cụ thể trong mọi tình huống. Các địa phương đã khống chế được dịch Covid-19 cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu. Để hỗ trợ và bù đắp lại phần thiếu hụt cho các tỉnh phía Nam khi dịch Covid-19 chưa được khống chế.