Theo ghi nhận tính toán từ số liệu thống kê của sơ bộ Tổng cục Hải quan, về nhóm xuất khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm 2021 có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2020 đạt mức cực ngưỡng. Nhóm sản phẩm nhập khẩu cao su của Việt Nam nhiều nhất đó là Trung Quốc. Dự báo xuất khẩu cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, bởi vì do nhu cầu phục hồi từ thị trường nhập khẩu của nước láng giềng. Cùng reservenz.com xem thử nguồn cung tăng mạnh của thị trường cao su hiện tại nhé.
Mục Lục
Vượt thách thức, đạt mức tăng trưởng khả quan
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết. Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2021 đạt 130 nghìn tấn. Với giá trị đạt 221 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2021; đạt 681 nghìn tấn với 1,15 tỷ USD, tăng 41,3% về khối lượng. Và tăng 80% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1.684 USD/tấn; tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2021, chiếm thị phần lần lượt là 65,2%, 5,4% và 3,3%. Trong 5 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cao su tăng ở tất cả các thị trường. Trên thị trường thế giới, giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa Osaka (OSE) tiếp tục giảm trong tháng 6/2021. Nguồn cung tăng theo yếu tố mùa vụ và nhu cầu tiêu thụ chậm tại Trung Quốc được cho là nguyên nhân chính khiến giá cao su đi xuống trong hơn 1 tháng qua. Kết thúc phiên giao dịch 24/6, hợp đồng benchmark kỳ hạn giao tháng 10/2021 đạt mức 234,1 yên/kg, giảm 5,4 yên (tương đương giảm 2,3 %) so với giá đóng cửa phiên đầu tháng 1/6 ở mức 239,5 yên/kg.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 6/2021, giá mủ cao su thiên nhiên dạng nước tại Đồng Nai ổn định ở mức 10.500 đồng/kg. Tuy nhiên đây là mức tăng 1.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 3/2021. Giá mủ cao su ở Bình Phước dao động trong khoảng 333 – 378 đồng/độ mủ. Và giảm nhẹ so với đầu tháng ở mức 380 – 385 đồng/độ mủ.
Triển vọng nửa cuối năm 2021
Đánh giá về 6 tháng cuối năm, các chuyên gia kinh tế cho rằng. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn. Trong đó không thể không nhắc đến thực trạng thiếu container vận chuyển hàng hóa vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, giá cước vận tải đường biển tăng phi mã, liên tục. Và không có lộ trình khiến doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với nhiều rủi ro.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, giá cước vận tải các tuyến châu Á và châu Phi đã tăng 3-4 lần. Các tuyến châu Âu tăng 5-6 lần… Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ước đạt 155 ngàn tấn, giảm 7%. Nguyên nhân chính là do hệ lụy từ dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thiếu hụt container; chi phí logistics như phí bến bãi, xếp dỡ, thủ tục hành chính tại cảng xuất. Và các chi phí liên quan đến vận chuyển container… tăng đột biến.
Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục chỉ ra những thách thức đến từ việc chủ nghĩa bảo hộ. Số vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại đối với hàng Việt đang có xu hướng gia tăng… Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt đang phải đối diện với nỗi lo đánh mất thị trường xuất khẩu trọng điểm; hoặc mất phần lớn thị phần do hàng rào kỹ thuật và thuế quan. Dù còn gặp nhiều thách thức, nhưng Bộ Công Thương cũng đưa ra yếu tố thuận lợi. Đối với những ngành hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ… Khi dự báo, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc-xin. Cùng với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách sẽ tiếp tục làm phục hồi. Và tăng nhu cầu của thị trường nhập khẩu.