Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó ảnh hưởng sức khỏe của tôm cũng như doanh thu, lợi nhuận của người nuôi tôm. Đây là một trong những bệnh mà người nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là người nuôi tôm phải quan tâm tìm hiểu để có thể dễ dàng phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm một cách hiệu quả nhất. Cùng reservenz.com tìm hiểu các thông tin cần biết về bệnh hoại tử ở tôm, nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục, phòng và trị căn bệnh này nhé!
Mục Lục
Thông tin cần biết về bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở tôm. Vì bệnh này khiến tôm chết sớm và nhanh. Hậu quả nặng hơn là làm tổn thất lớn về tài sản. Và gây thất thu cho người nuôi tôm. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh hoại tử gan tụy ở tôm. Cũng như cách phòng và trị bệnh tôm này để giảm tối đa những hệ quả đáng tiếc.
Tổng quan bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND). Hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Hội chứng liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm. Trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm.
Đặc điểm bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: Nguyên nhân lúc này có thể do tôm giống kém chất lượng. Và có khả năng đã nhiễm bệnh từ trại giống.
- Tôm chết ở giai đoạn 35-60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này mà tôm chết do nhiễm bệnh. Thì nguyên nhân nằm ở quản lý ao nuôi kém, nước trong, phèn sắt nhiều, nuôi tôm ở PH thấp, thiếu cân bằng Ca, Mg và K trong ao, thiếu oxy,…
Nguyên nhân gây bệnh
Do nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn này hình thành do các yếu tố có tác động xấu đến môi trường. Và tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát. Tôm bệnh chết trong giai đoạn sớm từ 7 đến 35 ngày thả nuôi tôm. Hoặc vào các giai đoạn từ 35 đến 60 ngày tuổi. Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng.
Do môi trường ao nuôi tôm bị nhiễm bẩn: Do nền đáy ao cũ ở vùng có phèn làm lượng ô xy hòa tan thấp. Hoặc do sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác. Điều này làm dư lượng độc tố cybermethrine và deltamethrien, màu nước trong ao không ổn định. Cộng thêm thời tiết biến động mạnh. Các ao lận cận xuất hiện tôm chết. Bệnh tôm càng phát tán nhanh hơn. Và bùng phát mạnh hơn ở các ao nuôi thâm canh có sự tích lũy phospho cao, mà tôm chỉ hấp thu một phần nhỏ lượng phospho.
Triệu chứng bệnh nguy hiểm này ở tôm
Thường xảy ra trong tháng đầu nuôi tôm. Tôm còn nhỏ nên rất khó phát hiện. Tôm bệnh bơi lờ đờ, hay tấp mé bờ, có trường hợp tôm bệnh rớt đáy rất nhanh. Thăm khám thì thấy gan tụy sưng nhũn, nhạt màu. Thậm chí dẫn đến gan teo hay gan chai sậm màu, không còn có các giọt dầu. Và bị phá hủy do nhiễm khuẩn. Bên ngoài vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn.
Cách phòng và điều trị bệnh
- Việc điều trị sau khi bệnh tôm đã xảy ra là rất khó. Do tôm không có hệ miễn dịch. Đặc biệt và sau khi mắc bệnh hoại tử gan tụy ở tôm bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được. Với tôm chết rất nhanh sau khi bệnh. Làm việc điều trị bệnh tôm càng khó hơn.
- Giải pháp tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho gan tụy của tôm thông qua cung cấp nguồn thức ăn có chất lượng tốt. Và nguồn nước và đất không ô nhiễm. Tuy nhiên phù sa từ sông Mê Kông chảy qua nhiều vùng quốc gia khác. Nên khi vào miền Tây Nam Bộ nước đã bị nhiễm chất độc hại với một lượng ít nhiều khác nhau. Dù ít hay nhiều cũng đều gây ảnh hưởng đến chức năng gan tụy của tôm.
- Cần phải chú ý thật kĩ đến từng giai đoạn phát triển của tôm theo từng mùa vụ. Và tìm kiếm phương án giải quyết.
- Cách tốt nhất là quản lý tốt môi trường nuôi tôm được ổn định và tối ưu. Cải thiện sức khỏe của tôm bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và các chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Hạn chế tối đa sự hiện diện của vi khuẩn và virus độc hại. Cũng như ngăn chặn các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào từng giai đoạn của Tôm.
Cách điều trị khi tôm có dấu hiệu bị bệnh hoại tử gan tụy
Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi thấy tôm có các triệu chứng bệnh. Hay dịch từ các vùng nuôi lân cận thì nhanh chóng lấy mẫu phân tích. Và nếu thấy sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus ở mật độ cao trong ruột tôm thì cần phải điều trị ngay.
Đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ. Phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng. Và hạn chế lây nhiễm.
Đối với tôm thành phẩm, trong quá trình thu tôm, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) trước khi xả ra ngoài. Và hạn chế lây nhiễm.
Trên đây là thông tin đầy đủ về hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm. Từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng và trị bệnh. Mong bà con có thể áp dụng hiệu quả cho quá trình thả nuôi của mình được thuận lợi. Chúc bà con thành công!
Một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục khi nuôi tôm
Độ kiềm trong nước thấp
Nuôi tôm độ kiềm thích hợp 100 – 200 mg/l. Độ kiềm trong nước ổn định. Lượng muối dinh dưỡng trong ao đầy đủ. Và có lợi cho sự phát triển ổn định của sinh vật phù du. Nếu độ kiềm thấp thì ảnh hưởng rất lớn đến sự lột vỏ và phát triển của tôm. Khắc phục độ kiềm thấp bằng cách sử dụng Canxi, Dolomite. Sẽ làm tăng độ kiềm mà không ảnh hưởng đến độ pH.
Độ pH nước thấp hoặc quá cao
Tôm rất nhạy cảm môi trường xung quanh. Do đó phải duy trì và ổn định pH trong ao ở mức thích hợp 7,5 – 8,5. Nếu pH dùng vôi tôi với liều lượng 5 – 8 kg/m3 nước, tạt đều xuống ao sẽ làm tăng pH rất hiệu quả. Khi pH tăng cao, chủ yếu do tảo trong ao phát triển mạnh. Cần giảm tảo và điều chỉnh pH về ngưỡng thích hợp.
Đề phòng mất tảo (mất màu nước)
Tảo trong ao tàn (chết) một phần hay toàn bộ sẽ dẫn đến màu nước đột ngột mất màu hoặc chuyển màu. Nếu xử lý không kịp sẽ dẫn đến tôm bị thiếu ôxy, stress, dễ mắc bệnh. Khắc phục hiện tượng này bằng cách kiểm tra pH. Nếu pH thấp thì phải điều chỉnh, tăng cường ôxy cho ao. Nếu ao nuôi bên cạnh có nước tốt, có thể bơm sang để tạo lại màu nước. Cách này vừa tái tạo màu nước nhanh, vừa an toàn.
Hiện tượng tôm chết sớm
Bên cạnh các loại bệnh thường gặp thì đây là bệnh nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có phương pháp phòng trị hiệu quả. Để phòng ngừa bệnh này thì phải kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Đặc biệt trước khi thả nuôi và mật độ vi khuẩn Vibrio. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi phát hiện bệnh. Ngừng cho tôm ăn có thể giảm bớt được lượng tôm chết. Hoặc tôm sẽ không tiếp tục chết. Chú ý gây màu nước, luôn đảm bảo đủ ôxy cho tôm.