Nhu cầu về nhập khẩu thủy sản ở EU tăng rất cao trên 50 tỷ USD/năm. Vì thế mà mặt hàng thủy sản chính là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất ở Hiệp định EVVFTA. Để giúp cho thủy sản của Việt Nam có thể tận dụng được cam kết thuế để xuất khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường EU. Hiện tại, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh ở EU. Vậy hãy cùng reservenz.com nhìn lại số liệu đã được thống kê chi tiết về nhập khẩu thủy sản ở ngay dưới đây nhé.
Mục Lục
EU sẽ tăng lượng nhập khẩu thủy sản thời gian tới
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 109 thị trường từ ngoài EU cung cấp thủy sản cho khối này. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 vào EU về trị giá, chiếm 3,38% về lượng. Và chiếm 3,27% về trị giá, đạt 58,9 nghìn tấn với trị giá 236,9 triệu EUR (tương đương 279,7 triệu USD), giảm 1% về lượng và giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới sẽ tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thị phần thủy sản của Việt Nam sẽ tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU tận dụng tốt hơn những lợi thế từ EVFTA.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở EU thường theo thứ tự sau: Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở châu Âu, sau đó những sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thủy sản đó so với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng.
Xuất khẩu nghêu sang EU tăng mạnh
8 tháng đầu năm nay, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang EU đạt 53,4 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 3 thị trường NK lớn nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam trong khối EU. XK sang Italy đạt trên 17 triệu USD, tăng 63%. XK sang Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng lần lượt 44% và 22%. Sản phẩm chính XK sang 3 thị trường này là ngao trắng và ngao nâu hấp đông lạnh. Với giá trung bình 1,78 – 1,79 USD/kg trong tháng 8/2021.
Italy NK nhiều nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam trong khối EU. Các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ chủ yếu xuất đi Italy. Bao gồm ngao nâu nguyên con đông lạnh, ngao nâu luộc đông lạnh, ngao trắng luộc đông lạnh; nghêu lụa thịt hấp đông lạnh, thịt nghêu chế biến làm sạch đông lạnh… Một số công ty XK nghêu sang EU gồm Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Thanh Hóa, Công ty TNHH Minh Đăng, Công ty TNHH Nghêu Thái Bình, Công ty TNHH Việt Long Kiên Giang, Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre…
Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại thế giới cho hay
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC); NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của EU 7 tháng đầu năm nay đạt 850,7 triệu USD; tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là các thị trường NK chính mặt hàng này trong khối. NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào 3 thị trường đơn lẻ này; và đều tăng trong 7 tháng đầu năm nay. Hà Lan, Pháp, Anh là 3 nguồn cung cấp nhuyễn thể hai mảnh vỏ cho EU. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 6 mặt hàng này cho EU.
Ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA phần nào giúp thúc đẩy XK các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam sang EU. Sau giai đoạn dịch bệnh Covid căng thẳng tại EU hồi cuối năm ngoái. Hiện vaccine đã được tiêm diện rộng và dịch vụ HORECA đang dần sôi động trở lại. Khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại khu vực này tăng cao.
Là sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng trong mùa dịch bệnh phải ở trong nhà nhiều. Nhu cầu các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ đóng hộp tại phân khúc bán lẻ của EU. Nó cũng tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid vẫn dai dẳng. Nhu cầu NK các sản phẩm này từ EU vẫn rất cao từ nay tới cuối năm. Nếu đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho chế biến và dịch bệnh được kiểm soát. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang EU sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.