Nho – loại cây ăn quả bị nhiều loài sâu bệnh xuất hiện và gây hại, nếu kiểm soát không tốt vườn nho sẽ không cho năng suất. Bệnh mốc sương là một trong những loại bệnh phổ biến và gây hại mà người dân trồng nho ở Ninh Thuận thường gọi là bệnh nấm trắng, nấm lá hay nấm vàng. Bệnh xuất hiện và gây hại tất cả các giống nho đang trồng hiện nay, do nấm Plasmopara viticola gây ra. Nấm chủ yếu tấn công lá, ngoài ra còn gây hại cả dây leo, hoa, ngọn và chùm quả. Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết về bệnh sương mai ở cây nho cũng như cách phòng bệnh.
Mục Lục
Biểu hiện của bệnh mốc sương trên nho
- Nấm chủ yếu tấn công vào lá non và lá bánh tẻ.
- Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện các vết màu vàng với kích thước và hình dáng không đồng đều, sau đó mọc lên các bào tử nấm màu trắng.
- Nấm còn tấn công cả vào hoa làm hoa bị tiêu hủy.
- Những quả bị bệnh nấm mốc sương gây ra có màu vàng hơi đỏ, bị chín ép và rụng mà ít được người trồng nho nhận thấy..
Nguyên nhân và điều kiện phát triển của bệnh
- Bệnh xuất hiện vào thời kỳ nho sinh trưởng mạnh về thân lá ở những vùng có khí hậu ấm và ẩm. Trong điều kiện thiếu mưa bệnh ít phát triển.
- Bệnh này do nấm Plasmopara viticola gây ra. Nông dân ở vùng nho Ninh Thuận thường được gọi là bệnh nấm trắng, nấm lá hay nấm vàng.
- Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mưa nhiều. Tại Ninh Thuận nho bị bệnh nấm mốc sương với tỉ lệ bệnh cao vào các tháng mùa mưa 9, 10, 11. Và một số thời điểm có sương nhiều của vụ khô.
- Nấm tấn công trên lá non và lá bánh tẻ làm giảm khả năng quang hợp của cây nho. Những quả bị bệnh mốc sương có màu vàng hơi đỏ; bị chín ép và rụng mà người nông dân trồng nho không nhận thấy. Lá bị bệnh nặng khô vàng; và ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Các biện pháp phòng trừ hiệu quả
Để quản lý bệnh mốc sương hại nho đạt hiệu quả cao, nên kết hợp các biện pháp sau:
- Làm giàn thích hợp, mật độ trồng và tạo tán đảm bảo thông thoáng.
- Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích vụ trước; phát quang cây lớn che bóng quanh vườn.
- Cắt tỉa thông thoáng, không để vườn rậm rạp. Để làm giảm ẩm độ trong vườn và thuận lợi cho việc thuốc sau này.
- Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.
- Bón phân cân đối, có đủ hữu cơ, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng. Để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá TANO-601 vào trước và trong giai đoạn ra hoa quả.
- Dung dịch Boóc Đô (đồng sunfat + vôi) 1%; hoặc sunfat đồng 0,05 – 0,1% có thể được dùng để ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh. Đã trên 100 năm sử dụng, cho đến nay Boóc đô vẫn được coi là một loại thuốc hữu hiệu để bảo vệ cây trồng.
- Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng các hợp chất có đồng. Vì dễ gây ra cháy lá và gây ngộ độc cho nho; tốt nhất là chỉ nên dùng vào cuối vụ khi quả lớn và lá đã già.
Trên đây là những thông tin về phòng và trị bệnh cây trồng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.