Hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè. Và đứng top thứ 7 về sản xuất chế biến chè trên toàn cầu. Với sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia cùng với vùng lãnh thổ. Theo đánh giá từ các chuyên gia, thì khoảng 90% sản lượng chè ở Việt Nam xuất khẩu ở dạng thô với giá bán khá thấp và tiêu thụ dưới thương hiệu từ các nhà nhập khẩu. Ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thực trạng về chế biến và tiêu thụ chè của Việt Nam.
Mục Lục
Sự phát triển của ngành chè
Tại Việt Nam cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động. Tính đến năm 2020, cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè, với 123,3 nghìn ha. Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%. Và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha); Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…
Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao. Với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT 14… Và các giống chè nhập nội như PT 95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân… Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên…
Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước, chè shan bao gồm các giống. Như là chè shan công nghiệp, shan vùng cao và shan đầu dòng. Hiện những rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam. Đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản. Cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.
Chè Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Ngành chè ở Việt Nam hiện đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đang là nước sản xuất chè lớn đứng thứ 7 trên thế giới. Và xuất khẩu chè trên toàn cầu hiện đang ở thứ 5. Nước ta hiện đang có trên 130.000 hecta đất diện tích trồng chè. Và hiện có hơn 500 cơ sở đang chế biến, sản xuất. Phân phối các sản phẩm chè, với công suất lên đến hơn nửa triệu tấn chè khô mỗi năm.
Cây chè được đánh giá là cây kinh thế cho hiệu quả rất cao. Nếu so sánh với nhiều loại cây trồng khác trên đất nước. Cây chè đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho miền đồi núi; vùng sâu vùng xa và góp phần quan trọng để cải thiện kinh tế cho địa phương.
Tình hình sản xuất chè
Nước ta đang có nhiều vùng chuyên canh cây chè và cho ra năng suất cao cùng với chất lượng tốt. Các vùng trồng chè nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)…
Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú cả về chủng lẫn về loại. Có thể đảm bảo sản lượng và chất lượng. Để có thể phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường. Và của người tiêu dùng trong ngoài nước như các thương hiệu đang được ưa chuộng: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè Thảo dược…
Ngành chè đang góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta. Đang tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người nông dân vùng trung du, ngành chè. Đồng thời cũng giúp cho người nông dân có thể tăng thu nhập, nhờ đó nâng cao mức sống. Tiến đến xoá đói giảm nghèo hữu hiệu cho các vùng nông nghiệp. Đồng thời việc trồng chè đã nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng miền núi và trung du. Nó góp phần giúp người đồng bào các dân tộc anh em có thêm thu nhập ổn định. Và có thể dần chuyển dịch từ phương pháp du canh du cư sang phương pháp nông nghiệp định canh định cư.
Giá trị của cây chè mang lại
Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội. Từ đó làm giảm đi sự cách biệt giữa vùng thành thị và vùng miền núi,… Ngành chè đang là ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu rất rộng, trong đó 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam hiện nay đó là: Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga.
Tính đến tháng 8 năm 2017, kim ngạch xuất khẩu chè tới 3 thị trường kể trên đem về tới 51,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Trong đó, thị trường Pakistan vẫn luôn dẫn đầu toàn thị trường về sản lượng tiêu thụ chè của Việt Nam. Mặc dù tổng sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Pakistan luôn đạt mức kim ngạch cao. Nhưng vẫn chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ tính trên tổng lượng chè đang được tiêu thụ tại thị trường quốc gia này. Và hiện nay chỉ chiếm được khoảng 2,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chè của Pakistan.
Sản xuất và tiêu thụ chè đang ở mức ổn định
Hiện nay các sản phẩm chè của Việt Nam vẫn chưa thu hút thị trường này do còn nghèo nàn về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa tốt. Có thể thấy hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè. Tuy nhiên phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất sang các thị trường dễ tính. Và không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Còn các thị trường khó tính như Mỹ, EU thì hiện nay chè Việt Nam vẫn chưa cung cấp được cho những thị trường này. Điều đó dẫn đến sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn đang chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ so với sức tiêu thụ của thị trường thế giới.
Công nghệ lạc hậu và kỹ thuật trồng cũng như chế biến. Còn thủ công khiến cho ngành xuất khẩu chè Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh với thế giới. Phương pháp canh tác và chế biến lạc hậu khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, chất lượng khó bảo đảm. Song song đó là công tác thương hiệu, quảng bá chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn. Để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng. Để có thể tiến sâu trong bản đồ thị trường chè trên thế giới một cách bền vững. Và giá trị cao, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải thay đổi tư duy kinh doanh; thay đổi cách thức tiếp cận, tham gia sâu vào trong chuỗi giá trị; và cung ứng những điểm mạnh của mình.
Mô hình trồng chè bằng phương pháp hữu cơ. Và sử dụng các chế phẩm sinh học chăm sóc cây trồng đang là mô hình hữu hiệu. Để có thể sản xuất ra những thành phẩm chè đáp ứng yêu cầu chất lượng. Cũng như cung cấp cho các thị trường Mỹ, EU…