Bệnh đốm đỏ (RSD) còn được gọi là hội chứng viêm loét lây lan (EUS) là một bệnh rất dễ bắt gặp ở các loại cá nước ngọt nuôi trồng hoặc sống trong các cửa sông tự nhiên. Bệnh thường sẽ xuất hiện vào các thời điểm giao mùa. Bệnh đốm đỏ là một loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá trắm cỏ. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con một số kiến thức về bệnh cũng như là cách phòng trị bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ, mời bà con cùng theo dõi!
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh đốm đỏ
Bệnh đốm đỏ gọi là bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ, một bệnh nguy hiểm trên cá trắm cỏ. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi. Nên còn gọi bệnh viêm ruột cá trắm cỏ 2 tuổi và là loại bệnh đường ruột. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp vào 2 mùa chính là tháng 3-4 và tháng 7-8 trong năm. Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A. hydrophila. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn gram âm Pseudomonas fluorescens hoặc proteus rettgeri.
Khi nhiễm bệnh, cá có dấu hiệu ăn kém hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, vảy bong ra, đen thân, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lời ra ngoài, xuất huyết trên thân,… Khi mổ cá thấy thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, gan tái nhợt, mật đen thâm,…
Bệnh đốm đỏ xảy ra ở đâu và khi nào?
Bệnh bùng nổ và lan rộng ở các nước Đông Nam Á, Tây Á. Nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Bệnh loét ở cá mòi bùng phát ở Mỹ được xem xét là có các dấu hiệu gần giống như bệnh đốm đỏ ở Châu Á. Một khu vực rộng lớn có khoảng 50 loài cá được xác nhận bởi các chẩn đoán mô học bị ảnh hưởng bởi bệnh đốm đỏ. Nhưng vẫn có một số loài cá quan trong trong nuôi trồng được chứng minh là có khả năng chống chịu với bệnh đó là cá rô phi, cá sữa và cá chép Trung Quốc.
Bệnh đốm đỏ xảy ra chủ yếu trong giai đoạn nhiệt độ thấp. Và sau thời gian mưa lớn là những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành bào tử của nấm Aphanimyces invadans. Nhiệt độ thấp đã được chứng minh là làm chậm quá trình viêm nhiễm ở cá bị nhiễm nấm.
Bệnh đốm đỏ được lây lan qua môi trường nước. Giai đoạn mà cá nhạy cảm nhất đối với bệnh đốm đỏ là khi cá chưa trưởng thành. Không có báo cáo nào cho thấy sự xuất hiện của bệnh đốm đỏ trong giai đoạn cá bột hoặc ấu trùng cá.
>>> Xem thêm về chuyên mục phòng và trị bệnh thủy sản
Hướng dẫn phòng và trị bệnh đốm đỏ
Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ là do môi trường ao nuôi không đảm bảo. Vì cá trắm cỏ ưa môi trường nước sạch, chọn mua cá giống không chất lượng, vận chuyển không tốt,…
Những phương pháp phòng bệnh
Vì cá trắm cỏ ưa môi trường nước sạch nên việc đầu tiên bà con cần làm là đảm bảo môi trường nuôi sạch, không bị ô nhiễm hữu cơ, cá không bị sốc. Tăng cường kháng sinh cho cá, đặc biệt là vào mùa dịch bệnh. Cần bổ sung nhiều Vitamin C và khoáng chất để cá tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần bón vôi định kỳ 1 lần/tháng để khử trùng ao nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học định kỳ để giúp ổn định môi trường ao nuôi.
Những biện pháp điều trị bệnh đốm đỏ
Đối với cá giống: Tắm cho cá bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20-50 g/m3 nước trong 1 giờ. Tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm.
Đối với cá thịt: Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn. Dùng thuốc KN-04-12 liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Với kháng sinh từ ngày thứ 2 liều dùng giảm 1/2 so với ngày đầu
Khử trùng nước ao nuôi cá bằng 1 trong các thuốc sát trùng sau: BKC, Benkocid, VICATO hoặc nước vôi trong. Nghiền tỏi phun vào cỏ (500 g tỏi/100kg cá/ngày) hoặc phun kháng sinh (Oxy Tetracycline hoặc Sulfamid kết hợp Trimethoprim với liều 1 g/20 kg cá/ngày) vào cỏ cho cá ăn 5 ngày liên tục. Sau đó, dùng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản; với liều lượng theo nhà sản xuất để xử lý nước ao nuôi
Tổng kết
Bệnh đốm đỏ gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này, bà con có thể bổ sung thêm kiến thức cho vụ nuôi. Lưu ý, những kiến thức này chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế tùy theo từng mức độ nhiễm bệnh mà bà con sẽ có cách điều trị khác nhau. Chúc bà con vụ mùa bội thu!