Trong những năm gần đây thì nhiều nơi đã tiến hành nuôi cá lóc, nhất là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ,… Bởi vì cá lóc có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi lại còn có thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng. Tuy nhiên thì khi nuôi cá lóc với mật độ cao người nuôi thường gặp phải tình trạng cá bị bệnh gan thận mủ gây thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho các hộ nuôi. Để hạn chế thiệt hại do căn bệnh này gây ra, nay chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp để phòng ngừa cũng như là điều trị bệnh gan thận mủ hữu hiệu qua bài viết này.
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bệnh
Do vi khuẩn Aeromonas schubertii là tác nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá lóc. Giá trị LD50 của chủng Aeromonas schubertii ở cá lóc khoảng 3,32 x 104 CFU/ml.
Khả năng lây lan
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3 – 4 ngày, toàn bộ cá trong ao đều bị nhiễm bệnh. Do đó, cần có biện pháp phòng bệnh tích cực. Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi bột để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mủ và các sản phẩm phụ của cá để chế biến làm thức ăn trở lại cho cá; bởi mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước và phát tán vi khuẩn gây bệnh sang khu vực nuôi cá khác gây thành đại dịch.
Những dấu hiệu về bệnh lý
Cá có dấu hiệu lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, phản ứng chậm với tiếng động và bơi lờ đờ trên mặt nước
Bên ngoài cá biểu hiện một số dấu hiệu đặc trưng như mất sắc tố trên da tạo thành vệt trắng trên thân cá, bụng trương to, một vài con có hiện tượng xuất huyết ở vùng da dưới bụng và xung huyết hậu môn
Các cơ quan như gan, thận và tỳ tạng có dấu hiệu sưng to, mềm nhũng và có sự xuất hiện các đốm trắng có đường kính 0,1 – 0,2 mm. Các đốm trắng còn phân bố dọc theo màng ruột của cá.
Ngoài ra, cá lóc mắc bệnh còn có dấu hiệu tổn thương dạng u hạt trên 3 cơ quan là gan, thận và tỳ tạng; ghi nhận được sự hiện diện của các nhóm vi khuẩn bên trong và khu vực xung quanh của những u hạt. Ở mô gan, sự sung huyết trong hệ thống mao mạch nằm giữa các tế bào gan kéo dài làm vỡ mạch máu, giải thoát nhiều enzym tiêu hóa, từ các tế bào bạch cầu làm cho tế bào ở vùng viêm bị hủy hoạt dẫn đến hoại tử nhiều vùng trên gan. Làm cho gan mất chức năng khử độc, lọc máu… Từ đó, các chất độc không được loại bỏ sẽ tích lũy trong cơ thể, kết hợp với các yếu tố khác làm cho cá chết (Theo Robert).
Cách phòng bệnh gan thận mủ
Định kỳ dùng các loại sản phẩm sau để diệt khuẩn (7 – 10 ngày/1 lần, sáng 8- 9 h):
- Bioxide 150: 1lit /3.000 m3 nước. Hoặc SANDIN 267 liều 1 lít/ 3.000 m3 nước.
- Trong quá trình nuôi cần bổ sung dinh dưỡng đây đủ: Hepavirol Plus, SAN ANTI SHOCK, BIOTICBEST.
Làm sao để trị bệnh gan thận mủ?
- Thay 20 – 40% nước trong ao nuôi.
- Giảm 50% lượng thức ăn hoặc cắt bớt cữ ăn.
- Xử lý diệt khuẩn bằng Bioxide 150 1lit/ 2.000 – 3000 m3 nước, hoặc SANDIN 267 liều 1 lít/ 2.000 – 3.000m3 nước.
Trộn thuốc vào thức ăn, liên tục 3 – 5 ngày, như sau:
Cá dưới 02 tháng tuổi:
- Buổi sáng: MUNOMAN 3 – 5g/kg thức ăn. Và VILEC 405 FS/ SAN ANTI SHOCK 3 – 5g/kg thức ăn
- Buổi chiều: Hoặc FLODOXY SV liều 100 ml/tấn cá + Ganta-Cefa liều 100g/tấn cá. SAN FLOFENICOL (150 g/tấn cá) + ANTI-S (150 g/ 1 tấn cá).
Cá trên 02 tháng tuổi:
- MUNOMAN 3 – 5g/kg thức ăn. Và SAN ANTI SHOCK 3 – 5g/kg thức ăn
- Hoặc FLODOXY SV liều 100 ml/ 1,5 tấn cá + Ganta-Cefa liều 100g/1,5 tấn cá.
- SAN FLOFENICOL (150 g/1,5tấn cá) + ANTI-S (150 g/ 1,5 tấn cá).
Chú ý: Liều điều trị có thể điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhe.
Sau khi lành bệnh, dùng liên tục 3 ngày: BIOTICBEST liều 3 – 5g/kg thức ăn. Và Hepavirol Plus 3 – 5 ml /kg thức ăn. Hoặc cho thêm DOSAL.
Trang reservenz.com xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.